Đại Thế Chí Bồ Tát là một vị Bồ Tát được tôn kính trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là trường phái Tịnh Độ Tông. Ngài vẫn thường xuất hiện trong nhiều câu niệm hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được Ngài là ai, sự tích cuộc đời Ngài hay ý nghĩa của cái tên này là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về vị Bồ Tát này.
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?
Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với những tên gọi khác là: Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,…hoặc được gọi tắt với cái tên là Thế Chí. Trong Phật giáo Đại Thừa, Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát cao cấp và được người đời vô cùng kính trọng.
Tên của Đại Thế Chí Bồ Tát có ý nghĩa thể hiện cho sức mạnh vĩ đại xuất hiện. Sức mạnh vĩ đại đó là ánh sáng của trí tuệ soi sáng khắp 10 phương. Đại Thế Chí Bồ Tát theo Phật giáo Trung Hoa có tên gọi là Zhi Pu Sa và là một phần của Tam Thánh Phật: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đại Thế Chí Bồ Tát theo Phật Giáo Tây Tạng có tên gọi là Bồ Tát Kim Cương Thủ và Ngài được coi là thần bảo hộ của Đức Phật Thích Ca.
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong các vị Bồ Tát từng xuất hiện từ lâu đời và những vị này mang cho mình nhiều quyền lực tối cao nhất. Trong trường phái Tịnh Độ, Đại Thế Chí Bồ Tát đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là Ngài dẫn dắt cho chúng sinh về với nơi tịnh độ Tây phương cực lạc.
Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát
Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.
Lại một thủa khác, Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:
- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.
- Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.
- Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.
Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh.
Đại Thế Chí Bồ Tát đã sử dụng sức mạnh vĩ đại đó là ánh sáng của trí tuệ để chiếu sáng muôn phương và Ngài hiến cho chúng sinh được giải thoát trong ba đường ác. Bên cạnh đó, Đại Thế Chí Bồ Tát tiếp tục tu Bồ Tát Đạo và làm việc Phật sự, dạy bảo cho người đời, với các loài hữu tình Ngài làm những việc có ích mục đích là để cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh mà Đại Thế Chí Bồ Tát đã thệ nguyện.
Ni Ma sẽ thành đạo khi đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ và ngài sẽ tiếp tục được kế ngôi của Phật để chánh pháp của ngài sẽ được truyền đi và hóa độ cho chúng sinh.
Sau khi nghe được những lời này của Ni Ma thì Phật Bảo Tạng đã thọ ký rằng: “Theo như lòng của người mong muốn có một thế giới rộng lớn và trang nghiêm thì qua đời vị lai, sau khi trải qua hằng hà sa kiếp người sẽ có được những tâm nguyện ấy. Với tâm nguyện lớn như vậy người sẽ được đặt danh hiệu là Đắc Đại Thế hay còn gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phất Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn thì người sẽ được bổ làm Phật và đặt danh hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời để độ hóa mọi chúng sanh.”
Và sau khi nghe được những lời này của Phật Bảo Tạng thì Ni Ma cũng đã đáp lại rằng: “Thưa Bạch Đức Thế Tôn, nếu như tâm nguyện của tôi có thể trở thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy làm cho xuất hiện hoa thơm và cầu cho đức Phật ở mười Phương cũng thọ ký cho tôi như vậy.”
Khi vừa mới dứt lời, thái tử Ni Ma cúi lạy Phật thì mọi vạn vật bắt đầu rung chuyển dữ dội và âm thanh vang rền cả trời đất, những loài hoa tươi đẹp và thơm tho cũng đột nhiên rơi xuống như những hạt mưa trút xuống trong hư không. Lúc ấy, Đức Phật mười phương đã thọ ký: “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên Ni Ma, con thứ hai của đời vua Vô Tránh Niệm, đã có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng qua 3 tháng, đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thường Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm”.
Ni Ma nhận được những thọ ký của Đức Phật mười phương, cảm thấy vui mừng vô cùng và điều đó giúp ngài ngày càng chăm chỉ tu tập hơn về các điều đã thệ nguyện trước đó. Kể từ lúc đấy, Ni Ma đã đầu thai thành thân khác ở đời khác và cho dù ở bất kì kiếp nào Ni Ma vẫn giữ được 4 nguyện, sự quyết chí trong tu hành, cùng vơi việc học đạo Đại Thừa, và làm hạnh Bồ Tát đồng thời không ngừng mở mang trí huệ cho chúng sanh. Bên cạnh đó, chính là làm những điều nhiễu ích để dìu dắt cho các loài thoát ra khỏi được u mê và bước lên con đường giác ngộ.
Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải của vị đức Phật A Di Đà. Ngài đeo chuỗi anh lạc và bên tay phải của ngài có cầm hoa sen xanh. Hình tượng hoa sen xanh sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh tịnh, đoạn đức. Ngài sẽ dùng trí tuệ để dứt sạch được mọi phiền não nhiễm ô và cứu vớt mọi chúng sinh có thể thoát ra khỏi được những vũng bùn ác trược.
Để có thể cứu vớt được chúng sanh trở về với cõi Tịnh Độ thì cần phải dạy cho họ dứt đi được mọi phiền não, ô uế. Danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát cũng có ý nghĩa là sử dụng ánh sáng của trí tuệ để giúp soi sáng và chỉ lối cho chúng sinh thấy được mọi ô uế của mình và giúp họ có thêm sức mạnh để đoạn trừ được mọi ô uế đó để đưa họ về cõi Tịnh Độ.
Đối với mỗi vị Phật đều phải có đủ hai đức tính đó chính là sự Từ Bi và Trí Tuệ. Nếu như thiếu một trong hai đức tính này thì chắc chắn sẽ không thể nào trở thành Phật.
Xét theo ý nghĩa phong thủy, hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát phù hợp nhất với bản mệnh của những người tuổi thọ. Với người tuổi thọ nếu thờ tượng Ngài thì sẽ giúp gặp hung hóa cát, luôn may mắn, bình an, vạn sự như ý và phát huy được những trí tuệ tri thức của bản thân. Trong công danh sự nghiệp, họ sẽ gặt hái được nhiều thành công, công việc thuận buồm xuôi gió. Đồng thời Phật quang chiếu sáng khắp nơi sẽ giúp cho những người tuổi Ngọ luôn tránh được các tai họa và gặp được nhiều may mắn nhất.
Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát
Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát là thuộc về tâm thức và các hạnh tu tâm dưỡng tính, giúp dật tới giải thoát. Tu theo Bồ Tát Đại Thế Chí trước tiên cần phải tu thiền định để đạt được trí tuệ và rời xa những ái dục để giúp bản thân giác ngộ và giải thoát. Sâu khi tu thiền định sẽ sang phát đại nguyện độ cho tất cả chúng sanh sẽ được an trụ trong cảnh giới của chư Phật.
Ngài có tâm vô ngã và rất bình đẳng, chân thực. Không dụng tâm cố ý để cho người đời thấy và tán dương, khen ngợi. Đồng thời cũng không dựa vào các công đức mà mình đã làm, không chấp tướng và cũng không cầu về danh vọng. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của ngài không niệm đến bất cứ ddieuf gì, cũng sẽ không thấy có chứng, có đắc, có độ.
Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát đó chính là sự tinh tấn ở trong đạo Phật. Nó mang tới nhiều lợi ích đối với chúng sinh và đây cũng là pháp tu mang ý nghĩa biểu tượng cho mọi nỗ lực dũng mãnh và chân chính để đi tới con đường giác ngộ.
Bồ Tát Đại Thế Chí – Đức Phật biểu trưng của trí tuệ viên mãn
Như trong ghi chép, Ngài lấy ánh sáng trí tuệ để chiếu sáng cho chúng sanh đạt được sức mạnh vô thượng. Khi Bồ tát Thế Chí di chuyển, thế giới mười phương giống như xảy ra một cơn địa chấn. Ngài cùng Phạt A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm là tam thánh phương Tây. Trong Phật giáo, ngài có được nhắc tới rất nhiều và được sùng bái.
Thế nhưng, khi đưa chúng sinh về cõi Tịnh Độ, trước hết Đại Thế Chí Bồ Tát phải dạy cho họ dứt sạch phiền não. Do đó, hình tượng của Ngài còn ý nghĩa là dùng trí tuệ để giúp chúng sinh diệt trừ phiền não, cứu vớt chúng sanh khỏi mê chướng và vũng bùn ác trước. Ngài vận dụng ánh sáng của trí tuệ để chiếu soi giúp chúng sanh thấy được những thứ xấu xa, những ô nhiễm của bản thân, đồng thời tiếp thêm sức mạnh để họ đoạn trừ đi tội lỗi, hồi hướng chánh pháp, bước lên con đường giác ngộ.
Trong văn hóa nước ta, Ngài là Phật bản mệnh của những người mang tuổi Ngọ. Ngài giúp những người tuổi Ngọ có được sự thuận buồm xuôi gió, gặt hái được công danh trong sự nghiệp. Phật quang chiếu khắp nơi sẽ giúp bản mệnh tuổi Ngọ thoát được những tai họa, luôn có được may mắn như ý nguyện.
Ý nghĩa của việc tôn thờ Đại Thế Chí Bồ Tát
Những Phật tử mà theo Tịnh Độ Tông, thì trên bàn thờ Phật tại gia không thể nào thiếu được hình tượng Tây Phương Tam Thánh. Đó là bao gồm 3 vị Phật là Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát và đức Phật A Di Đà.
Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ soi sáng khắp muôn phương. Do đó việc thờ cúng đức phật này cũng sẽ giúp cho gia chủ luôn có một cái nhìn được sáng suốt nhất trong mọi hoạt động của mình. Khi đó bạn sẽ biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
Thờ cúng vị Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia như một ngọn đèn soi sáng cõi Ta Bà đau khổ. Ngài sẽ dẫn dắt cho gia chủ đi đúng đường đúng hướng, phấn đấu hết mức trên con đường đi tới giác ngộ và giải thoát.
Lưu ý khi thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia
- Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
- Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
- Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
- Gia chủ không được thờ chung Thần khác cùng với Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
- Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
- Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
- Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
- Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thấp hơn ban thờ gia tiên.
Ánh sáng trí tuệ chói rọi đến thâm tâm của con người, đến những nơi u ám của thế gian, để phá vỡ màn vô minh cứu khổ cho nhân loại. Tất cả chư Phật chư Bồ Tát nào cũng có hạnh nguyện đại từ bi và đại trí tuệ như Đức Phật A Di Đà và đó cũng là Phật tánh sáng suốt thanh tịnh, bất sanh bất diệt của con người.
Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ, vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí. Bồ tát cũng từ thế giới ta bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh giác.