Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi

Bồ Tát Di Lặc - Biểu tượng của sự từ bi

Phật Di Lặc là một trong những vị Bồ Tát có hình tượng đặc trưng dễ nhận biết. Hầu hết mỗi chúng ta ai cũng biết đến hình tượng của Ngài. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ về tiểu sử của Ngài cũng như là ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin chi tiết nhất

Phật Di Lặc là ai?

Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi
Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi

Theo truyền thuyết từ thời Ngũ Đại của Trung Quốc, một vị hòa thượng mang vẻ ngoài mập mạp, gương mặt luôn vui vẻ, mặc áo hở bụng và trên vai luôn mang theo một chiếc túi vải. Ngài đã đi tới rất nhiều nơi để xin đồ của nhiều người, ai cho gì ngài nhận cái đó. Với những món đồ nhận được từ những người khác ngài sẽ mang đi cho những đứa trẻ mà ngài đã gặp.

Những ai gặp ngài đều gọi Ngài bằng Bố Đại Hòa Thượng mang ý nghĩa chỉ vị hòa thượng đeo túi vải. Xuất hiện mọi lúc, mọi nơi ngài đều có gương mặt tươi cười, chỉ chơi với trẻ em mặc cho có bị mắng chửi thậm tệ. Sau khi nhập diệt, mọi người mới biết ngài chính là Phật Di Lặc đã hóa sinh thông qua bài kệ mà Ngài đã để lại. Phật Di Lặc luôn mang hình tượng tự tại, luôn vui vẻ và hạnh phúc. Hình tượng của Ngài có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Phật Giáo và văn hóa dân gian.

Tiểu sử cuộc đời của Phật Di Lặc

Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi
Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi

Có rất nhiều người tò mò về tiểu sử của Phật Di Lặc. Theo kinh điển được Phật Giáo kể lại, Phật Di Lặc đã xuất hiện từ rất lâu đời kể từ khi Phật Pháp bị con người lãng quên. Khoảng thời gian xuất hiện của Phật Di Lặc được dự đoán là khoảng mười triệu năm sau.

Theo đó, Phật Di Lặc được sinh ra tại một gia đình Bà La Môn ở Nam Ấn, ngài đã được Đức Phật Thích Ca thọ ký thành Phật. Đức Phật Di Lặc đã ở cõi Đâu Suất bốn ngàn năm, sau đó ngài tu hành và thành đạo tại vườn Hoa Lâm ngay phía dưới cây Long Hoa ở thế giới Ta Bà.

Theo như trong sử sách, Di Lặc trong tiếng Phạn được gọi là Maitreya, được dịch là từ thị. Thị trong họ của người, từ trong từ bi hỷ xả. Theo truyền thuyết có nói, Phật Di Lặc vốn là người Bà La Môn đã xuất giá và đi theo Phật, ngài đã viên tịch trước Phật.

Hiện tại ngài vẫn đang ở cõi trời Đâu Suất. Ngài sẽ xuất thế sau 4000 năm, tính theo thế giới của con người chúng ta là 60 triệu năm nữa ngài sẽ ra đời.

Nếu theo Đại Nhật Kinh Sớ thì Di Lặc lại mang ý nghĩa khác. Từ là một trong tứ vô lượng tâm của Phật là từ, bi, hỷ, xả, còn Thị là chỉ chủng tộc sinh ra tử chúng tính đó là Như Lai. Vì vậy Từ Thị mang ý nghĩa là chủng tính từ bi.

Xem thêm  Top 6 tượng Phật độc đáo tại Sơn Đồng

Phật Di Lặc xuất hiện từ khi nào?

Để biết được Phật Di Lặc ra đời khi nào chúng ta cùng tìm hiểu dựa theo lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo ghi chép của kinh Phật, khi chúng sanh trên toàn thế giới đã bị suy thoái bởi sự suy đồi về đạo đức và chỉ làm các việc gây nghiệp mà không làm việc thiện. Lúc ấy tuổi thọ sẽ bị giảm dần và đời sống của chúng sinh tràn đầy khổ đau, dịch bệnh. Lúc này Phật Di Lặc sẽ xuất hiện giống như một hình thức tụ tâm linh vĩ đại và Ngài sẽ minh chứng cho con đường đạo đức.

Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi
Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi

Khi đó Phật Di Lặc sẽ xuất hiện giống như một vị đạo sư ở trên thế giới tương tự như Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sẽ truyền bá cho chúng sinh về lòng nhân từ, tình yêu thương, sự tử tế và bài học liên quan tới nhân quả. Điều này sẽ giúp cho sự thịnh vượng của thế giới được cải thiện, từ đó giúp từ bỏ đi con đường tạo nghiệp do tha lam, sân si và xóa bỏ các thói suy đồi về mặt đạo đức. Khi cải thiện được những điều trên tuổi thọ của con người sẽ bắt đầu tăng lên.

Cũng theo như ghi chép, cha của Phật Di Lặc là vị vua của Bà La Môn và mẹ Ngài là hoàng hậu Thanh Xuân triển vọng. Phật Di Lặc cũng đã được giáng sinh vào thân thế của hoàng hậu khi bà đang đứng ở trong một khu vườn. Tiểu nhi Di Lặc đã bước ra với 7 bước trong 4 hướng, Ngài đi đến đâu cánh sen nở rộ đến đó. Khi đó Ngài cũng đã tuyên bố rằng” Ta là đấng cứu thế tối thượng, cứu chúng sinh thoát khỏi đau khổ, đây chính là lần chuyển sinh cuối cùng của ta”. Sau khi nghe thấy điều này mọi chúng sinh đều hoan hỉ và thể hiện được các hành động dâng hiến, cúng dường cho Ngài. Vua cha cũng cảm thấy tự hào và đưa ngài đi quanh thành phố để cho dân chúng được vui mừng. Có các vị thiên nữ xinh đẹp dâng hoa cúng cho Ngài, các hiền nhân tiên đoán Ngài chính đời sống này sẽ trở thành một vị Phật toàn giác.

Một lễ hội tôn giáo của những Bà La Môn được tổ chức cũng là lúc Ngài sẽ chứng minh rằng Ngài đã giáng sinh ở thời điểm này chính là để chứng minh cho sự vô thường. Ngài sẽ từ bỏ đi cuộc sống vương giả và thế giới luân hồi quyết đi theo con đường tôn giáo và sống một cuộc sống tâm linh.

Khi Ngài đã quyết tâm đi theo con đường tu tập, thánh chúng và chư thiên cũng đã hoan hỷ cúng dường, chăm sóc cẩn thận khi Ngài thiền quán. Với sự chăm sóc đặc biệt của phu nhân và tùy tùng, sau 7 ngày thiền quán sâu ngài đã thành Quả Phật và hướng dẫn cho vô vàn chúng sinh tới sự thức tỉnh tâm linh.

Di Lặc sẽ hiện hữu được rõ hơn trong 60.000 năm, hướng dẫn tâm linh cho nhiều đệ tử ở kiếp sống và thêm 80.000 năm nữa, Ngài vẫn gián tiếp ban phước lành và thêm lợi ích tới chúng sinh, không chừa bất kỳ một ai.

Pháp lực thần thông của Phật Di Lặc

Các tài liệu kinh sách, tiểu thuyết không nói nhiều về pháp lực của Di Lặc. Người ta chỉ dựa vào những điển tích kể về Ngài và họ đã tin tưởng rằng nơi nào có nghèo khổ thì nơi đó Ngài sẽ tới và giúp chúng sanh thoát khỏi khổ sở, nghèo đói và giúp dân chúng kiếm sống. Với những ai muốn kinh doanh, làm ăn thuận lợi, thu hút tài lộc, may mắn thì làm nhiều việc thiện và thờ cúng Phật Di Lặc sẽ nhận được lộc trong tương lai.

Xem thêm  Đánh bóng đồ gỗ có khó không? Sự cần thiết của việc này với đồ nội thất.

Theo Phật Giáo, Phật Di Lặc là một trong những vị Phật mang ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là vị Phật hướng dẫn cho chúng sinh đi đúng con đường chanh pháp khi giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến giai đoạn chót hết của thời mạt pháp. Thế nhưng đây vẫn chỉ là thời điểm tương lai, phải sau hàng chục ngàn năm nữa.

Ý nghĩa hình ảnh Phật Di Lặc

Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi
Di Lặc Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi

Theo như trong Phật Giáo, nếu Phật Đức Thích Ca có nụ cười an lạc thì Phật Di Lặc lại có nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống này, chúng ta luôn trao cho nhau nụ cười như của các Đức Phật thì cuộc sống sẽ rất an lạc.

Tướng mạo của Phật Di Lặc được mô tả với hình ảnh của một cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, luôn mặc áo hở bụng, phô bụng căng tròn, hở rốn và chân đất. Tính tình của Ngài cũng được miêu tả tương tự như thân hình, nói năng thì vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ.

Điểm đặc biệt nhất về hình tượng Phật Di Lặc là ở nụ cười hoan hỉ và bất diệt. Đó thể hiện cho một tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha. Đồng thời nhìn vào nụ cười của Ngài ta sẽ thấy được cảm giác vô lượng từ tâm, vô cùng thanh thản và nhẹ nhàng.

Ngài còn có tướng lỗ tai dài biểu thị cho sự từ ái. Đây là lỗ tai biết lắng nghe, ai khen biết cười mà ai chê cũng nở nụ cười và không làm phật lòng bất kỳ người nào. Với tướng bụng to tròn còn thể hiện tấm lòng từ bi rộng lớn chất chứa mọi chuyện buồn trên thế gian.

Tất cả những hình ảnh của Ngài như nói lên rằng Ngài là kết tinh của sự vui vẻ an lạc, may mắn, ấm áp, tài lộc mang đến thế gian.

Nụ cười của Bồ Tát Di Lặc có ý nghĩa gì?

Nụ cười hiền lành, từ bi của Phật Di Lặc
Nụ cười hiền lành, từ bi của Phật Di Lặc

Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, thế nên thời gian gần đây rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn Bồ Tát Di Lặc với Thần Tài, bởi hình tượng ông Thần Tài cũng có nụ cười nở rộ gần như vậy.

Nụ cười của Bồ tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt xuất phát từ tâm hồn bao dung không bờ bến. Vì thế không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di Lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Để thấy được nụ cười của Bồ Tát Di Lặc, bên cạnh việc đến chùa, quý Phật tử còn có thể ngắm nhìn hình ảnh ngài bằng cách thỉnh và thờ tại gia. Bởi đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ.

Ngày vía Phật Di Lặc

Ngày 01/01 Âm Lịch hàng năm là ngày thánh đản của Ngài, chính vì vậy, ngày mùng một Tết quý Phật tử đi viếng cảnh chùa, cầu nguyện, thắp nhang cầu cho gia đạo bình an, xin lộc thường thấy các chùa treo câu chúc “Mừng xuân Di Lặc”. Điều này nhằm gợi nhớ ngày thánh đản của Ngài.

Một số lưu ý khi đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà

Tượng phong thủy Bồ Tát Di Lặc
Tượng phong thủy Bồ Tát Di Lặc

Ngày nay có rất nhiều gia đình đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà với mọng muốn được sự bình an thuận hòa mọi sự hanh thông cát lành. Chúng ta nên lưu ý sau đây:

  • Không nên đặt tượng Phật Di Lặc tại các vị trí có phong thủy xấu, u ám, góc khuất, tối tăm vì nó sẽ thể hiện việc không tôn trọng Phật và làm mất sự thiêng liêng của Phật.
  • Không nên đặt tượng Phật Di Lặc ở hướng ngược với hướng của nền nhà.
  • Không để bụi bẩn bám vào tượng Phật quá lâu, thường xuyên phải lau chùi sạch sẽ.
  • Không đặt tượng Phật Di Lặc ở những nơi thuộc các cung Họa Hại, Tuyệt Mệnh, Lục Sát.
  • Không để quá 3 tượng Phật trong nhà vì phạm vào điều cấm kỵ.
Xem thêm  Mẫu phòng thờ đẹp và cách lựa chọn phong cách cho không gian nhà bạn.

Nên đặt tượng Phật Di Lặc ở đâu trong nhà?

Hình ảnh phật Di Lặc mang lại niềm vui và tài lộc cho gia chủ nhưng để phát huy được hết tác dụng thì ta cần bài trí tượng đúng theo phong thủy vừa để thể hiện sự tôn kính với ngài vừa để mang tới nhiều tài lộc. Dưới đây là một số cách đặt tượng mà mọi người nên tham khảo:

Đặt tượng ở cung Sinh Khí

Cung Sinh Khí là trong tám hướng của Bát Trạch, là vị trí tốt nhất để thu hút tài lộc, danh tiếng và thăng quan phát tài. Do đó, việc đặt tượng ở hướng này sẽ giúp chủ nhân có nhiều may mắn, sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Đặt tượng ở Cung Thiên Lộc

Đối với những người đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong cơ quan hoặc các chính trị gia thì nên đặt tượng ở Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam) trong văn phòng hay bàn làm việc. Ngài sẽ độ trì cho bạn có tinh thần minh mẫn, luôn vui vẻ lạc quan, thêm bạn bớt thù và sự nghiệp hanh thông.

Đặt tượng ở phía Đông

Trong cuộc sống gia đình không thể tránh những lúc mâu thuẫn và cãi vã khiến các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. Nếu bạn đặt một bức tượng Phật Di Lặc bằng gỗ ở phía Đông trong nhà sẽ giúp hóa giải mọi rắc rối, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Đặt tượng Phật Di Lặc trên bàn làm việc

Khi đặt tượng Phật tại bàn làm việc hoặc bàn học sẽ giúp bạn luôn đỗ đạt, thành công trong công việc cũng như việc học hành. Ngoài ra, mỗi lần ngắm nụ cười hiền lành của tượng Phật khi ngồi vào bàn cũng giúp cho bạn cảm thấy có sự bình an, thoải mái, xua tan những muộn phiền, căng thẳng của cuộc sống. Nhờ thế, bạn có thể tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc hơn.

Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967978951
icons8-exercise-96 chat-active-icon