Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Ngài được mệnh danh là vị Bồ Tát tượng trưng cho sự chiến thắng của 6 giác quan. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vị Bồ Tát này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát
Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là một vị Bồ Tát thuộc Phật giáo đại thừa. Theo dịch nghĩa chi tiết, “Phổ” có ý nghĩa phổ biến, “Hiền” có nghĩa là đẳng giác. Phổ Hiền Bồ Tát được dịch là một vị Bồ Tát với năng lực hiện thân khắp 10 phương pháp giới và tùy thuộc vào sự minh cầu của chúng sinh mà Bồ Tát sẽ hiện thân để độ hóa cho chúng sinh.

Ngài được miêu tả chính là sự hiện thân của những công đức và mọi thực hành tâm linh. Đây chính là những điều không thể nào có thể thiếu được để có thể đạt tới Phật quả. Phổ Hiền Bồ Tát cùng với Văn Thù Bồ Tát chính là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nếu như Văn Thù Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thì Phổ Hiền Bồ Tát lại là đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ được lý đức và định hạnh, hạnh đức của đức Phật. Pháp khí của Phổ Hiền Bồ Tát chính là biểu tượng của sự chiến thắng 6 giác quan.

Sự tích cuộc đời của Phổ Hiền Bồ Tát

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát
Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Khi chưa được xuất gia học đạo, Phổ Hiền Bồ Tát chính là một người con thứ 4 của nhà vua Vô Tránh Niệm. Ngài có tên là Năng – đà – nô. Sau khi được phụ vương khuyên bảo, Ngài mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng liền.

Đại thần Bảo Hải thấy vậy đã khuyên hoàng tử hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề để được cầu và thành Phật thay vì cầu sự phước báu hữu lậu ở những nơi cõi Nhơn, Thiên bởi cõi ấy vẫn thuộc trong vòng sanh tử

Sau khi được đại thần Bảo Hải khuyên bảo, Thái tử cũng đã thưa với Phật Bảo Tạng xin được hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác. Đức Bảo Tạng Như Lai khi nghe được hoàng tử phát nguyện vậy cũng đã thọ ký cho Ngài.

Lúc này chợt có xuất hiện với thiên tử mang theo rất nhiều các loại hoa mâng hương thơm rất lạ để cúng dường. Thái tử cũng đã thưa lại với Đức Phật làm sao để có thể mang được hương thơm này đi lan tỏa khắp nhân gian. Mong rằng với những người đang vướng phải nghiệp chướng khi ngửi được mùi thơm này cũng sẽ thoát được khổ ai và để hưởng được sự an vui.

Trong khi Thái tử đang cúi đầu lễ Phật thì trong giới 10 phương đã xuất hiện hương thơm tỏa khắp. Khi chúng sanh ngửi được mùi hương này thì cảm thấy luôn vui vẻ, những muộn phiền đầu đã được tiêu trừ. Thái tử khi được đức Phật thọ ký như vậy trong thân tâm cảm thấy vô cùng vui mừng và đã đảnh lễ Phật rồi ngồi xuống để nghe Ngài thuyết pháp.

Xem thêm  Cuốn thư câu đối, phân biệt cuốn thư câu đối và hoành phi câu đối

Nhờ vào tấm lòng tu hành tinh tấn do đó Thái tử Năng – đà – nô đã được trở thành Bồ Tát và ngài mang danh hiệu là Phổ Hiền. Ngài đã hóa thân vào nhiều cảnh giới khác nhau nhằm cứu độ cho chúng sinh.

Hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát
Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền thường được miêu tả với thân hình có màu xanh đậm hoặc màu sáng nhằm biểu thị cho tính không của hình dáng. Ngài thường xuất hiện với hình tượng cưỡi trên con voi trắng với 6 ngà. Đây là biểu tượng cho sức mạnh có thể vượt qua mọi khó khăn nhờ vào 6 giác quan. Đồng thời 6 ngà voi cũng đại diện cho 6 hoàn thiện để có thể giác ngộ và mang lại nhiều lợi ích cho chúng sanh.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền Bồ Tát lại thường được miêu tả với những đặc tính của nữ, có mặc trang phục và mang những đức tính như một số hình ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát. Trú xứ của vị Bồ Tát này đã chính là tại vùng núi Nga Mi, nơi mà Ngài đã lưu trú lại sau khi đã cưỡi voi 6 răng đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Với 6 chiếc răng của voi này sẽ ngụ ý cho 6 độ – 6 phương pháp tu hành để có thể đạt được cõi Niết Bàn và 4 chân sẽ biểu thị cho 4 loại thiền định.

Mười hạnh nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát

Để chú giải cụ thể về Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm thì tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên tóm lược lại hàm nghĩa thì 10 hạnh nguyện chủ yếu của Phổ Hiền Bồ Tát được diễn đạt như sau:

  • Lễ Kính Chư Phật: Hạnh nguyện này của Bồ Tát Phổ Hiền muốn nói về việc tin sâu vào mười phương chư Phật và tự thanh tịnh về 3 nghiệp đó là thân – khẩu – ý của bản thân để có thể tự lễ kính chư Phật.
  • Xưng Tán Như Lai: Đây là hạnh nguyện muốn chỉ sử dụng các loại âm thanh cũng như ngôn từ để có thể xưng tán được công đức vô cùng sâu dày của các Như Lai.
  • Quảng Tu Cúng Dường: Có thể sử dụng thêm pháp để cúng dường, chẳng hạn như pháp tu hành, lợi ích của chúng sinh, chịu khổ thay cho chúng sinh, không xả hạnh Bồ Tát… Trong các loại cúng dường như hoa man, âm nhạc, y phục hây các loại hương hoa, thì dùng Pháp để cúng dường được xem là thù thắng nhất.
  • Sám Hối Nghiệp Chướng: Đây là hạnh nguyện để thanh tịnh cho 3 nghiệp mà chúng sinh đã gây ra đó là Tham – Sân – Si có từ vô thủy kiếp quá khứ và xuất hiện cho tới nay. Nhờ vào hạnh nguyện này để xin phát lồ sám hối hết thảy và nguyện sẽ không tái phạm lại những ác nghiệm trên.
  • Tùy Hỷ Công Đức: Hạnh nguyện thứ 5 này có nội dung là hoan hỷ và tán thán thiện pháp cùng các công đức của hết thảy chư Phật. Nó bao gồm có hết thảy pháp thế gian và hết thảy xuất thế gian. Cùng với đó chính là hết thảy của công đức các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Bích Chi Phật hay công đức của những dạng loài có trong tứ sinh…
  • Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Ý muốn nói đến việc ân cần, và lòng thành kính trong sử dụng những lời nói, hành động và ý nghĩ. Kèm theo đó là sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể thỉnh mời được Chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
  • Thỉnh Phật Trụ Thế: Hạnh nguyện này muốn khuyên bảo tất cả các vị Phật, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng với những vị Thiện tri thức hãy vì lợi ích của mị chúng sanh và dừng nhập Niết Bàn.
  • Thường Tùy Phật Học: Hạnh nguyện này muốn nói rằng đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng và cũng không phải đạo của các nghi thức thờ phượng. Không phải tối ngày chúng ta tụng niệm những gì mà Phật dạy mà thay vào đó cần phải thể hiện ngay trên bản thân thông qua từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, hành động lúc nào cũng cần phải tự tại, an nhiên, uy nghiêm nhưng phải có sự từ bi.
  • Hằng thuận chúng sinh: Từ vô thủy chúng sinh đã sống trong tham dục. Vì vậy hàng Bồ Tát tu theo Phật cũng phải dựa vào tham dục mà chúng sinh đáng sống cùng để giáo hóa được chúng sinh. Bồ Tát cũng dựa vào đây để giảng về lòng tham và giúp chúng sinh tu phước.
  • Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa của hạnh nguyện này là chuyển sự thành công của bản thân với lòng biết ơn tới tất cả mọi người. Đồng thời đây là sự khiêm tốn, là sự chia sẻ niềm vui với mọi người.
Xem thêm  Bàn thờ từ gỗ mít và những lí do để lựa chọn làm tủ thờ từ loại gỗ này.

Theo như 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, với những người tu hành không thể trở thành Phật, thành các vị Bồ Tát và không thể thành chứng quả nếu như không phát nguyện ở đời đời, kiếp kiếp và không coi chúng sinh như cha mẹ của mình. Do đó với hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền rất phù hợp cho cuộc sống thời đại ngày nay.

Ý nghĩa hình tượng của Phổ hiền Bồ Tát

Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát
Sự tích về Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải còn Văn Thù đứng bên trái và có khi họ được vây quanh bởi mười sáu thiên thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng, ngài cưỡi voi trắng 6 ngà, voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý)

Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu thị, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ, chạm nhau thành hình tam giác.

Trong những hình ảnh khác ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái, trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với ba mươi hai tay ngồi trên voi trắng bốn đầu hoặc trên bốn voi trắng.

Trong hội hoa Phật giáo Mật tông ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng.

Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa.

Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm gùi lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát là gì?

Đối với các vị Phật nguyên thủy, thần chú của Phổ Hiền Bồ Tát được xem là một trong những câu thần chú mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Câu thần chú này sẽ có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng rất mạnh mẽ trên con đường thức tỉnh để hiểu rõ hơn về bản chất của mọi sự vật, sự việc.

Câu thần chú sẽ diễn tả được hầu hết các hình thức khác nhau, đồng thời sẽ giúp con người ta nhận ra rằng nếu như những hiểu biết của chúng ta đã bị che mờ bởi yếu tố nào đó thì sẽ làm cho mọi thứ xuất hiện sẽ có sự khác biệt so với thực tế.

Xem thêm  Tìm hiểu về cuộc đời ngài Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát phiên bản ngắn: Samaya Sapayo.

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của người tuổi nào?

Theo các chuyên gia phân tích phong thủy, Phổ Hiền Bồ Tát là một vị Phật phù hợp với bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ. Ngài sẽ giúp cho mọi người có thể nhìn thấy được lý tưởng, chân lý, giúp mọi người tránh xa được sự ảo mộng, vô vọng để có thể nhìn thẳng vào sự thật và biết cách giác ngộ bản thân.

Đặc biệt người tuổi Thìn, tuổi Tỵ khi thỉnh Bồ Tát Phổ Hiền sẽ gặp được thuận lợi trong công việc, làm ăn, giúp cuộc sống được hạnh phúc hơn và có thể tránh xa được bệnh tật.

Phân biệt Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền (trái) thường được thờ cùng với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (phải)
Bồ Tát Phổ Hiền (trái) thường được thờ cùng với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (phải)

Văn Thù Bồ Tát có hình dáng được miêu tả trẻ trung. Bên tay phải Văn Thù Bồ Tát cầm lưỡi gươm đang cháy rực lửa dương cao ngút khỏi đầu. Tay trái Ngài ôm cuốn kinh Bát Nhã vào giữa trái tim. Ngài thường miêu tả là ngồi trên lưng sử tử xanh, đây là chúa tể ở rừng xanh, vô cùng mạnh mẽ và uy lực. Ngoài ra, Văn Thù Bồ Tát luôn mang trên người giáp nhẫn nhục có tác dụng tránh những mũi tên thị phi xâm phạm vào người.

Phổ Hiền Bồ Tát có hình dáng đội vương miện và phục trang nhiều châu báu. Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Tay trái của Phổ Hiền Bồ Tát có cầm viên bảo châu hoặc bên tay phải sẽ cầm 1 cành hoa sen có chứa viên bảo châu ở phía trên đóa sen.

Thờ phụng Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá

Ở Tây Tạng, có thời người ta thờ ngài như là Nhiên Đăng Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ lối thờ phụng đó. Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cho rằng chính vị Bồ Tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật Giáo, trong đó tín đồ tìm cách hồi thông và hợp nhất với thần linh.

Ở Trung Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền hầu như luôn luôn được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù. Cũng tại quốc gia này, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền Bồ Tát là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng 6 răng từ Ấn Độ sang Trung Quốc (6 răng ngụ ý 6 độ – 6 phương pháp tu hành để đạt tới cõi Niết Bàn; 4 chân biểu thị 4 điều như ý, 4 loại thiền định).

Tại Nhật Bản và nhiều vùng khác, Ngài cũng được thờ phượng qua hình tướng mật nhiệm Fugen Emmei Bosatsu (Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967978951
icons8-exercise-96 chat-active-icon