Những điều cần biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát được mệnh danh là một vị Bồ Tát cứu độ cho chúng sinh. Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng Ngài đã phải trải qua những gì để trở thành Bồ Tát? Ý nghĩa của việc thỉnh tượng của Ngài? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Địa Tạng Bồ Tát là ai?

Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Bồ Tát là vị Phật với lời phát độ nguyện sẽ cứu độ cho tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Theo phiên âm thì Địa là dày chắc, Tạng là đủ chứa và Địa Tạng tức là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của chúng sinh linh chốn Địa Ngục. Địa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa Tạng chính là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của sinh linh trên trái đất. Địa Tạng Bồ Tát nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trở nên trống rỗng. Xuất phát từ lời nguyện độ ấy nên vì vậy mà Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được xem như là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh – nơi đầy rẫy những chúng sinh tạo ác nghiệp chưa được siêu thoát đến cảnh giới an lành.

Bồ tát Địa Tạng là một trong những vị Bồ tát được Phật giáo Đông Á tôn sùng và được mô tả như một tỳ kheo của phương Đông. Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong sáu vị bồ tát của Phật giáo Đại thừa, bao gồm Quan Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ tát, Di Lặc Bồ Tát và Ngài.

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát

Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bồ tát Địa Tạng thường được mô tả với hình tượng từ bi, đầu đội mão tỳ lư, có vầng sáng hào quang trên đầu. Ngài đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên tòa sen do Đề Thính (một con chó, linh thú của Ngài) đỡ lấy. Tùy khí của Ngài thường được cầm trên tay trái, là viên ngọc Như Ý, tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm hắc ám, còn tay phải Ngài cầm tích trượng là vật để mở cửa địa ngục.

Một số tranh tượng ở Việt Nam và Trung Quốc thì khắc họa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát mặc áo cà sa màu đỏ, đội mũ thất phật (hình ảnh của tu sĩ Phật giáo Bắc truyền). Hình tượng nhân vật Đường Tam Tạng (Đường Tăng) trong Tây Du Ký rất giống với hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ tát.

Ở Nhật Bản, Địa Tạng Bồ tát được tôn thờ là vị Bồ tát hộ mệnh cho trẻ em và bảo vệ các bào thai chết em, các vong linh của trẻ em nên hình tượng khắc họa khuôn mặt Ngài rất ngây thơ, hồn nhiên trông như trẻ em thậm chí có những tranh tượng miêu tat Ngài tay bồng một em bé, dưới chân có vài ba em bé khác đang níu thiền trượng và Tăng bào của Ngài.

Xem thêm  Bình hoa sen gỗ và ý nghĩa của nó trong thờ cúng

Sự tích gắn với tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng

Theo Kinh Địa Tạng Bồ tát thì Địa Tạng Bồ Tát có bốn tiền thân ứng với bốn đại nguyện của Ngài như sau:

Trưởng giả

Trong vô lượng kiếp trước, Ngài vốn là một vị Trưởng giả, nhờ duyên phước của mình nên đã được chiêm ngưỡng và nhận được sự chỉ dạy của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Từ đó, Ngài đã phát nguyện rằng từ nay đến đời vị lai, trong sáu đường chúng sinh tội khổ mà bày giảng nhiều phương tiện để họ được giải thoát rồi mới chứng thành Phật quả.

Người nữ của dòng dõi Bà La môn

Trong vô lượng kiếp trước, ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ của dòng dõi Bà la môn. Trái ngang thay, mẹ của cô lại là người đã tạo nhiều ác nghiệp, tuyệt nhiên chẳng tin vào nhân quả nên khi chết đã bị đọa vào địa ngục. Với tấm lòng hiếu thảo của mình, cô đã làm vô lượng điều lành để đem những công đức này hồi hướng cho mẹ mình và cầu nguyện Đức Phật cứu giúp. Đức Phật cho cô biết rằng mẹ cô đã thoát khỏi địa ngục và được vãng sanh về cõi trời. Cô đã phát nguyện với đức Phật rằng nguyện từ nay đến đời vị lai, với những chúng anh mắc phải tội khổ, cô sẽ lập ra nhiều phương chước để họ được giải thoát.

Vị vua rất yêu thương dân chúng của mình

Trong hằng hà sa số kiếp trước, thời đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Địa Tạng Bồ Tát vốn là một vị vua rất yêu thương dân chúng của mình. Thế nhưng chúng sanh lúc bấy giờ đã tạo rất nhiều ác nghiệp. Thế nên Ngài đã phát nguyện với đức Phật rằng nếu Ngài không độ hết những kẻ tội khổ làm điều an vui được chứng quả Bồ đề thì Ngài nguyện không thành Phật.

Hiếu nữ có nhiều phước đức tên gọi Quang Mục

Trong vô lượng kiếp trước, ở thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Địa Tạng Bồ tát là một hiếu nữ có nhiều phước đức tên gọi Quang Mục. Thê nhưng mẹ của Quang Mục là người độc ác, đã tạo vô số ác nghiệp nên khi mạng chung, bà đã bị đọa vào địa ngục. Sau khi nàng Quang Mục biết được mẹ mình đang chịu khổ nơi địa ngục thì đã vâng theo lời dạy của một vị La Hán, nàng phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh của Đức Phật và thành tâm xưng niệm danh hiệu của Phật để cầu nguyện, nhờ cứu độ mẹ mình.

Sau đó mẹ nàng đã thoát khỏi cảnh địa ngục và thác sanh vào cõi người nhưng quả báo sinh ra vào nhà nghèo hèn, hạ tiện và bị chết yểu là k tránh khỏi. Với lòng hiếu nghĩa của mình, Ngài Địa Tạng Bồ tát lúc này là Quang Mục đã phát nguyện với đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai rằng từ nay đến muôn nghìn kiếp sau, Ngài nguyện cứu vớt những chung sanh chịu tội khổ ở địa ngục cùng ba ác đạo cho đến khi tất cả đều thoát khỏi chốn đạo ác trở thành Phật thì Ngài mới thành bậc Chánh Giác.

Xem thêm  Những điều cần biết về Đại Thế Chí Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú nào?

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú Đề Thính
Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú Đề Thính

Đề Thính là một con chó luôn theo suốt Địa Tạng Vương Bồ Tát từ lâu đời nay. Cho tới khi được trở thành Phật thì ngài vẫn luôn cưỡi trên lưng của nó và được xem như lĩnh thú hỗ trợ đắc lực cho Địa Tạng Vương trong việc cứu độ chúng sinh.

Đề Thính được miêu tả rất mạnh mẽ. Trước khi được trở thành linh thú cho Địa Tạng Vương thì nó có khả năng nghe được mọi điều xung quanh và biết được đó là điều thật, giả, tốt xấu ra sao. Nó sẽ giúp cho Địa Tạng Vương có thể dễ dàng hơn khi phân biệt các điều tốt xấu.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đường Tam Tạng hay không?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đương Tam Tạng hay không. Đồng thời vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn hai người này là một. Bởi hiện các bức tượng của Địa Tạng Vương và Đường Tam Tạng được khắc họa có đôi nét giống nhau và pháp danh của hai Ngài nghe cũng dễ gây nhầm lẫn.

Câu trả lời cho thắc mắc trên đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát không phải Đường Tam Tạng. Hai vị Bồ Tát này là hoàn toàn khác nhau và cuộc đời luân trải của hai Ngài cũng không giống nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát có cuộc đời đã giới thiệu chi tiết ở phần trên còn với Đường Tam Tạng thì cuộc đời luân trải của ngài lại khác.

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ tát

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ

Nếu những thiện nam tín nữ nào chi tâm quy y, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, tô vẽ hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát trong hiện tại sẽ được tiêu trừ bệnh tật, các tội chướng, tiêu trừ tai họa, có thể thoát khỏi hiểm nguy, được quỷ thần hộ về. Người thành tâm tụng niệm danh xưng của Địa Tạng Bồ tát cũng được trí huệ to lớn, mau chóng hoàn thành ước nguyện.

Những người không thể siêu thoát vì bất kể điều gì đó thì sẽ đến và được ngài hóa kiếp bằng những hành động có ích cho xã hội, cho người khác.

Những người thờ phụng Địa Tạng Bồ Tát, khi hiểu về sự tích câu chuyện của ngài khi cứu mẹ thì bất giác cũng sẽ có lòng biết ơn, thành kính với cha cha mẹ mình. Trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ý niệm, ước ao được làm tròn đạo hiếu và sẽ tự giác thành kính tự nguyện đảnh lễ Địa Tạng Bồ tát . Bởi Ngài là biểu trưng cho tinh thần hiếu đạo, công đức của Ngài sâu như biển cả, rộng như hư không.

Những chúng sinh nào niệm danh hiệu Địa Tạng, niệm kinh Địa Tạng, hồi hướng cho người thân của mình sẽ giúp họ tiếp cận được thiện tri thức, gieo nhân thiện, biết rõ nhân quả, biết hối hận biết tội lỗi. Dựa vào thần lực của Địa Tạng Bồ tát và công đức bản thân mà thoát khỏi nỗi khổ nơi địa ngục, không bị lưu lạc vào ác đạo, sớm tái sanh ở cõi Trời, cõi người.

Ngày xin vía Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày vía Bồ Tát Địa tạng hàng năm là ngày 30/7 (Âm lịch). Trong ngày này, các Phật tử gần xa thường cùng nhau niệm kinh Địa Tạng và bày tỏ lòng tôn kính đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát, làm việc thiện như phóng sinh, ăn chay, bố thí, tổ chức các buổi lễ thuyết giảng Phật pháp,….

Xem thêm  Kinh nghiệm mua các loại đồ gỗ và các mẹo để bảo quản nội thất gia đình.

Việc này sẽ  giúp các Phật tử tránh xa được khổ đau, làm thiện tích đức, trời rồng hộ niệm, quả thành ngày càng lớn, có thể thoát khỏi dịch bệnh, đơn đau, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì vượt mọi gian nguy.

Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Những điều bạn nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ tát

Việc thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ tát, thành tâm dâng lễ, cúng dường Ngài có thể mang lại cho chúng ta phước báu dài lâu, to lớn. Khi thờ tượng Ngài tại gia thì gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tượng Bồ Tát Địa Tạng có thể được thờ độc tôn hoặc thờ trong bộ Ta Bà Tam Thánh (gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát). Khi chọn tượng Ngài nên tỉ mỉ quan sát, thỉnh những tôn tượng có bố cục hợp lý, tính thẩm mỹ cao, tránh chọn những tượng môi chum, mày cau, không có thần thái từ bi hỷ xả
  • Nếu thờ cả tượng Phật thì tượng Phật đặt ở vị trí cao nhất rồi đến tượng Địa Tạng Bồ Tát. Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, đối diện với hướng đi chính để phát huy tối tác dụng cảm hóa an lạc, bàn thờ Phật nên cao hơn đầu gia chủ.
  • Với những nhà phố, đặt tượng Phật ở phòng cao nhất, đối diện ban công, không có không gian khác đè lên. Tránh đặt bàn thờ ở nơi đông người, nơi ăn uống, thường xuyên tiếp khách, cười đùa, nói chuyện. Không đặt bàn thờ hướng về phía nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hay chân cầu thang.
  • Trước khi thỉnh, nên chuẩn bị bàn thờ Phật chu đáo, trang nghiêm, đầy đủ những đồ dùng cần thiết như bình hoa, đĩa quả, lư hương, đôi đèn thờ, chén nước sạch.
  • Những vật phẩm nhanh hỏng như hoa, hoa quả nên nược thay thường xuyên. Nếu trái cây sử dụng được thì hãy dùng hoặc đem cho biếu, không vứt đi trừ trường hợp trái cây đã bị hỏng.
  • Nên dâng mâm cỗ vào những ngày như mùng 1, 15, các ngày lễ lớn của nhà Phật và ngày 30/7 âm lịch (ngày vía của Địa Tạng Bồ tát)

Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật, đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu. Chiếc thiền trượng của Bồ Tát Địa Tạng đã, đang và sẽ gỏ mãi vào cánh cửa địa ngục. Năng lực của tâm đại bi sẽ làm mở tung tất cả những cánh cửa hắc ám, làm tan rã những xiềng xích trói buộc, giải cứu tất cả những ai còn bị đọa đày trong cõi vô minh, tù ngục để từ đó những hạt giống bồ đề, những hạt giống thương yêu sẽ nẩy mầm mạnh mẽ trong những linh hồn đau khổ của anh, của chị, của chúng ta, của tất cả những thân bằng quyến thuộc, đang sống hay đã qua đời…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967978951
icons8-exercise-96 chat-active-icon