Đồ thờ là gì? Chất liệu và ý nghĩa của các vật phẩm đồ thờ?

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu trong máu  và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tiêu biểu như tục thờ cúng tổ tiên luôn được giữ gìn và phát huy từ xưa đến nay. Văn hóa tâm linh này luôn tồn tại rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu. Vậy, bạn biết gì về bộ đồ thờ? Một bộ đồ thờ đầy đủ gồm có những gì? Từng vật phẩm có ý nghĩa như thế nào? Cách lựa chọn chất liệu và cách bày trí đồ thờ phù hợp với gia chủ. Hãy cùng Phúc Lâm Sơn Đồng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Đồ thờ là gì?

Theo quan niệm xưa, bàn thờ được coi là “chỗ ở” hoặc “nơi cư trú” của Phật, thần linh hay tổ tiên, ông bà – những người đã khuất. Có thể nói văn hoá thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong truyền thống của người Việt. Bàn thờ giữ vai trò vô cùng quan trọng, mọi người đặt bàn thờ ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà.

Những vật phẩm mà các con cháu bày biện trên bàn thờ được gọi là đồ thờ cúng. Mỗi vật phẩm trong bộ đồ thờ cúng đều mang một ý nghĩa khác nhau nhưng chung quy lại đều là giúp người cõi dương bày tỏ sự ngưỡng vọng, kính trọng, đồng thời còn là cầu nối gửi gắm nguyện vọng, tâm tình của gia đình đến với thế giới tâm linh, mong cho các thành viên trong gia đình luôn luôn bình an, gặp may mắn và tài lộc.

Đồ thờ gồm có những gì

Đồ thờ gồm những gì? Tùy theo phong tục tập quán, tín ngưỡng, điều kiện tài chính mà ban thờ của mỗi gia đình sẽ có các vật phẩm đồ thờ khác nhau. Cụ thể:

Đồ thờ dành cho bàn thờ gia tiên

Bộ đồ thờ cho bàn thờ gia tiên có đủ các vật phẩm sau sẽ được coi là đầy đủ:

  • Bộ tam sự, ngũ sự: Bộ tam sự gồm có ba vật dụng gồm một lư hương (đỉnh hương) và hai cây đèn (thường bằng đồng hoặc gỗ, chạm trổ theo mỹ thuật Á Đông để thờ trên bàn thờ gia tiên); bộ ngũ sự là bộ tam sự mà có thêm bình hoa( hay lộc bình) và lư trầm (hay đỉnh trầm), hai cây để đĩa dầu thắp đèn hoặc đôi hạc .
  • Bát hương (bát nhang)
  • Mâm bồng (hay còn gọi là địa quả)
  • Kỷ chén (kỷ 3 hoặc 5 chén thờ)
  • Bát, đũa thờ (6 chiếc bát, 6 đôi đũa)
  • Bình hoa
  • Đèn thờ
  • Ống hương
  • Đài thờ
  • Chân nến hay cây nén
  • Chóe thờ
  • Bát sâm (2 hoặc 3 cái)
  • Nậm rượu
  • Đôi lục bình

Ngoài ra, Việc lựa chọ vận phẩm còn dựa theo kích thước của bàn thờ gia tiên, từ đó giảm thiểu vật phẩm đồ thờ không cần thiết. Bát hương, kỷ chén thờ, lọ hoa, … là các vật phẩm đồ thờ quan trọng cần phải có.

Bộ đồ thờ đầy đủ của bàn thờ Phật

Một lưu ý về bàn thờ Phật là vị trí đặt bàn thờ Phật luôn phải cao hơn so với bàn thờ gia tiên, ông bà. Tổ tiên sẽ bị chèn ép, không may mắn, cuộc sống đảo lộn nếu gia chủ làm ngược lại vì sẽ mạo phạm. Bộ đồ thờ đầy đủ cho bàn thờ Phật gồm có các vật phẩm sau:

  • Bát hương
  • Đĩa quả (còn gọi mâm bồng)
  • Ngai nước thờ
  • Chóe nước
  • Lọ hoa
  • Ống cắm hương

Đồ thờ đầy đủ cho ban thờ Thần Tài

Vì diện tích nhỏ hẹp nên bàn thờ Thần Tài là nơi có ít vật phẩm thờ cúng nhất. Do vậy, chỉ các vật dụng cần thiết thì mới đặt lên ban thờ Thần Tài. Đồ thờ cho ban thờ Thần Tài sẽ bao gồm:

  • Bát hương
  • Mâm bồng
  • Kỷ chén
  • Lọ hoa
  • Cóc ngậm tiền
  • Đèn thờ, chân nến
  • Ống cắm hương
  • Nậmrượu
Xem thêm  Đồ thờ bằng gỗ và tìm hiểu những lí do chất liệu này được ưu tiên dùng.

Ý nghĩa của việc thờ cúng và công dụng, ý nghĩa các vật phẩm đồ thờ

Tục thờ cúng ông bà tổ tiên được lưu truyền từ bao đời nay với ý nghĩa là thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, con cháu sẽ nói lên những nguyện ước trong cuộc sống với ông bà tổ tiên mong được nhận được sự phù hộ độ trì của ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng

Sau đây là công dụng và ý nghĩa của các vật dụng trong bộ đồ thờ

– Đỉnh thờ: Đốt trầm để thanh lọc không khí cho không gian thờ tựu. Trên nắp đỉnh có hình ảnh con nghê oai nghiêm với tư thế đứng– là biểu tượng của tứ linh có tác dụng bảo vệ nhà cửa, giải trừ hung khí.

– Đôi hạc thờ: Là sự kết hợp hài hòa, thể hiện sự gắn kết giữa trời với đất, ngoài ra còn là biểu tượng cho âm – dương, vọng -nguyệt. Trong tâm linh, đôi hạc còn biểu trưng cho sự hạnh phúc, trường thọ, ấm no.

– Đôi chân nến: Là biểu tượng nguồn sáng, ý nghĩa soi đường cho mọi gia đình hạnh phúc bình yên.

– Bát hương: bát hương trên bàn thờ gia tiên là một vật linh thiêng, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi con cháu thắp hương, sẽ hướng sự tưởng niệm, cầu cúng tới các vị thần linh, tổ tiên, Phật sau đó sẽ cắm nén hương vừa đốt vào.

– Đèn thờ: Việc thắp đèn, dâng hương có ý nghĩa cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Ngoài ra, ánh sáng của đèn thờ còn giúp cân bằng ngũ hành trên bàn thờ, vì là đại diện cho hành Hỏa.

– Đài thờ: Tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ và ấm no.

– Ngai, chén thờ: Là biểu tượng của mệnh Thủy, mang ý nghĩa của sự hòa thuận.

– Ống đựng hương: Dùng để đựng hương, khi ống đựng hương kết hợp với các vật phẩm khác sẽ tạo nên sự đối xứng và cân bằng âm dương.

– Lọ hoa: Lọ hoa trên bàn thờ là một vật phẩm thờ cúng được dùng để cắm hoa tươi trang trí trên bàn thờ, góp phần làm cho không gian thờ cúng thêm tươi mới, tránh sự đơn điệu. Mỗi dịp tết đến xuân về, ngày rằm hay mùng 1, con cháu sẽ lại dâng hương lên bàn thờ. Cùng với nén hương sẽ không thể thiếu lọ hoa tươi cùng trái cây và bánh kẹo. Hành động này bày tỏ đến tổ tiên, ông bà và thần linh tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu. Ngoài ra, lọ hoa trên bàn thờ còn mang ý nghĩa là dâng lên những điều tốt đẹp nhất cho gia tiên.

– Mâm bồng: Dùng để bày ngũ quả, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà ,tổ tiên, thần linh và Đức Phật.

– Bộ bát cúng cơm: tượng trưng cho linh khí của đất trời, đây là biểu tượng của sự đong đầy, ấm no. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện của sự thanh sạch, thuần khiết.

– Nậm rượu: Trên bàn thờ, nậm rượu được sử dụng để đựng rượu đảm bảo cho giữ cho rượu được sạch sẽ, tinh khiết nhất khi dâng lên các vị tổ tiên. Ý nghĩa của nậm rượu trên bàn thờ là hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúc.
– Bộ ấm chén thờ: là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng trong một bộ đồ thờ gia đình. Bộ ấm trà thờ cúng được dùng hàng ngày để pha trà và dâng lên tổ tiên, thần Phật nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc bề trên, thể hiện ý nghĩa các ngài luôn sống mãi trong lòng con cháu.

Đồ thờ được làm từ chất liệu nào?

Có rất nhiều chất liệu để làm nên đồ thờ, trong đó phổ biến bao gồm các chất liệu như: gỗ, đồng, sứ.

Đồ thờ bằng chất liệu gỗ

Đồ thờ chất liệu bằng gỗ

 

Hiện nay đồ thờ được làm từ gỗ 100% có nhiều người lựa chọn nhất. Đồ thờ bằng chất liệu gỗ vừa giản dị vừa vô cùng gần gũi, quen thuộc , mang ý nghĩa thể hiện sự thịnh vượng, là tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và hòa thuận trong gia đình. Đồ thờ bằng gỗ có ưu điểm nổi bật nhất là độ bền cao, ít bị co giãn hay mối mọt, dễ dàng bảo quản và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Xem thêm  Án gian thờ là gì? Tìm hiểu về án gian thờ

Các họa tiết, hoa văn trên đồ thờ gỗ luô được khắc họa một cách chi tiết, tỉ mỉ vô cùng đẹp mắt. Đồ gỗ có thời gian dùng lâu dài thì càng đẹp. Đồ thờ cúng bằng gỗ thường được phủ sơn son thiếp vàng ( cũng có thiếp bạc) tạo ra những sản phẩm đẹp mắt không hề thua kém các mẫu đồ thờ bằng đồng. Bên cạnh đó là mẫu mã sản phẩm đa dạng, đem lại nhiều sự chọn lựa cho khách hàng.

 Đồ thờ bằng chất liệu đồng

Đồ thờ bằng đồng

Nhiều gia đình hiện nay cũng lựa chọn đồ thờ bằng đồng để bày trí cho bàn thờ. Chất liệu đồng tạo nên cảm giác sang trọng, cổ kính cho không gian sử dụng. Đôi hạc thờ, tam sự ngũ sự, bộ chén thờ,….là đồ thờ được làm bằng đồng phổ biến hiện nay. Do được làm hoàn toàn bằng đồng nên các vật phẩm khá nặng, chi phí cũng cao hơn so với chất liệu gỗ.

Đồ thờ bằng chất liệu sứ

Đồ thờ bằng sứ

Sứ cũng là chất liệu truyền thống và phổ biến trong sản xuất đồ thờ cúng. Rất dễ lau chùi, dễ dàng di chuyển là ưu điểm của đồ cúng bằng sứ. Thêm vào đó mức giá cũng hợp lý, lại phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. Một nhược điểm của đồ thờ bằng chất liệu sứ là theo thời gian lâu thì màu sơn trên đồ thờ bị mất dần và dễ vỡ khi rơi. Các sản phẩm đồ thờ bằng sứ rất phổ biến, bạn có thể tìm mua ở bất cứ nơi đây

Cách lựa chọn chất liệu của đồ thờ và bày trí đồ thờ sao cho phù hợp với gia chủ

Cách lựa chọn chất liệu đồ thờ hợp mệnh

Lựa chọn đồ thờ đẹp, có chất liệu phù hợp với gia chủ sẽ mang tới nhiều may mắn, tài lộc. Tuổi của mỗi gia chủ sẽ mang một mệnh khác nhau trong ngũ hành. Và tuỳ theo từng bản mệnh, mỗi bản mệnh lại có màu sắc tương sinh, tương hợp. Màu sắc cũng được coi là tiêu chí để lựa chọn đồ thờ cho mỗi bản mệnh. Gia chủ sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, tránh được thị phi khi chọn được chất liệu có màu sắc tương sinh với mệnh của mình.

Những gia chủ mang mệnh Thủy hoặc Kim Vật  sẽ phù hợp với các vật phẩm thờ cúng bằng đồng do mệnh phù hợp với bởi màu vàng, mệnh Kim có đồng đại diện cho nên chất liệu đồng là phù hợp nhất. Mặt khác, Kim sinh Thủy nên mệnh Thủy rất hợp với chất liệu đồng. Ngoài ra, các bản mệnh khác muốn dùng đồ đồ cúng bằng đồng thì có thể dùng những chất liệu khác kết hợp cùng để có thể hạn chế sự tương khắc, duy trì tài lộc cho bản mệnh cùng với gia đình.

Với những người mệnh Thổ thì phù hợp với đồ cúng bằng sứ. Sứ được chế tác và thiết kế từ những đôi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân, được nung thành sứ trên nền nhiệt nhất định. Do vậy, đồ cúng bằng sứ cũng sẽ thích hợp với người mệnh Hỏa. Đồ cúng bằng sứ còn phù hợp với mệnh Thủy do hoa văn trang trí trên đồ cúng bằng sứ thường được sử dụng màu xanh nước biển. Nói như vậy, không có nghĩa là đồ thờ bằng sứ thì gia chủ mệnh Kim không thể dùng. Hiện nay, đồ cúng bằng sứ được dát đồng hoặc vẽ vàng có rất nhiều nên những gia chủ mệnh Kim cũng có thể lựa chọn.

 Cách bày trí đồ thờ để phù hợp phong thủy

Sau đây là cách bày trí đồ thờ cho hợp phong thuỷ

  • Bát hương lùi vào phía trong và đặt ở chính giữa bàn thờ
  • Ảnh của Phật đặt ở sau bát hương
  • Lọ lục bình nhỏ cắm hoa đặt ở phía Đông
  • Mâm bồng đặt ở giữa bàn thờ và lùi về phía ngoài
  • Khay đựng chén nước đặt ở trước mâm bồng
  • Lư đựng hương, giá đèn nến đặt ở bên cạnh bát hương đối diện lọ lục bình.

Sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên

Cách sắp xếp đồ thờ đối với bàn thờ gia tiên nên bày trí theo Ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ Hỏa – Thổ để kích hoạt tài lộc. Chi tiết cách bày trí như sau:

  • Kim – Giá nén
  • Mộc – Bàn thờ, ngai và bài vị
  • Thủy – Khay đựng chén thờ và lọ lục bình cắm hoa
  • Hỏa – Đèn dầu, nến thờ và nhang
  • Thổ – Bát hương.
Xem thêm  Linh vật Rồng và ý nghĩa của Linh vật Rồng trên các lĩnh vực

Hướng dẫn chi tiết như sau:

  • Bát hương hơi lùi về phía sau và đặt ở chính giữa bàn thờ.
  • Ảnh thờ đặt sau bát hương.
  • Lọ lục bình đặt bên trái bàn thờ theo hướng Đông.
  • Cây vàng khối đặt ở bên bàn thờ, có thể đặt 2 cây vàng khối nếu có nhưng lưu ý là cây đặt bên trái nên cao hơn cây vàng khối đặt bên phải.
  • Giá nến đặt ở hai bên bàn thờ, phía ngoài.
  • Mâm bồng đặt chính giữa bàn thờ hơi lùi về phía trước.
  • Khay đựng chén nước thờ: đặt ở vị trí đằng trước mâm bồng.
  • Lọ đựng hương đặt bên phải bàn thờ.

Những lưu ý khi bày trí vật phẩm đồ thờ

Việc bày trí đồ thờ cần tuân thủ theo nguyên tắc và vật phẩm đồ thờ phải lựa chọn sao cho phù hợp với kích thước của bàn thờ. Bàn thờ có kích thước nhỏ không nên bày biện vật phẩm có kích thước vì sẽ tạo ra sự bí bách, chật hẹp, ảnh hưởng tới sự uy nghiêm. Một số lưu ý chi tiết mà bạn cần phải chú ý khi bày trí đồ thờ trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật:

  • Bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật nắm giữ một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng tới cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Do vậy không gian bày trí cần trang trọng và thể hiện được lòng thành kính.
  • Nên đặt bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật ở nơi trang trọng, yên tĩnh. Các vị trí được khuyên để lập ban thờ là phòng khách hoặc phòng thờ độc lập.
  • Vị trí của phòng thờ không được nằm trên lối đi lại, không ở khu vực gần nhà bếp hay nhà vệ sinh hay phòng ngủ. Không được đặt bàn thờ quay về các hướng ở trên.
  • Không đặt đối diện Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật trong một không gian phòng. Nếu không có không gian thì có thể đặt chung nhưng tuyệt đối không được dùng chung bát hương. Nếu có cả bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Phật phải đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.
  • Trên ban thờ không được đặt các vật linh tinh như thuốc men, dao kéo,…và cũng không được dùng tủ thờ như nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến,…
  • Ban thờ phải luôn sạch sẽ và ngăn nắp, đồ cúng phải luôn tươi, sạch. Khi thực hiện nghi thức thờ cúng cần mặc trang phục trang nghiêm, thành tâm.
  • Bát hương thờ tổ tiên thường là bát hương làm bằng bằng sứ, không nên dùng đá hoa cương. Bát hường thường thì là đặt ở chính giữa ban thờ. Phải quay mặt nguyệt bát hương về phía trước; còn mặt nhật nguyện hướng về phía nào thì còn phải phụ thuộc vào vị trí đặt ban thờ, vị trí phòng thờ, tuổi của gia chủ, hay trước mặt có vật gì chấn hay không? Vấn đề này tốt nhất nên tham khảo ý kiến các thầy trước khi lập ban thờ.

Phúc Lâm Sơn Đồng là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn nên lựa chọn nếu như có nhu cầu tìm mua đồ thờ cho bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật. Đây là địa chỉ uy tín cung cấp đầy đủ các vật phẩm đồ thờ với chất liệu, kiểu dáng đa dạng giúp khách hàng có nhiều sự chọn lựa. Chất lượng, độ bền của vật phẩm đồ thờ luôn được đảm bảo.

Với ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, câu hỏi của khách hàng. Cùng với đó là chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các hình thức đặt mua và thanh toán linh hoạt đầy đủ. Giao hàng toàn quốc với mức cước phí vận chuyển hỗ trợ. Phuclamsondong.com luôn có nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi mức giá rẻ, dịch vụ tốt và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Hiện tại, các vật phẩm đồ thờ bằng gỗ, đồng, sứ đều đang có sẵn tại Phúc Lâm Sơn Đồng với chất lượng và giá cả vo cùng tốt. Để được tư vấn cũng như hướng dẫn đặt mua, quý khách hàng hãy liên hệ tới hotline 0967 978 951, nhân viên tư vấn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất và kịp thời nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967978951
icons8-exercise-96 chat-active-icon